Thảm cỏ công trình cảnh quan đẹp và cách chăm sóc

Thảm cỏ công trình là một phần không thể thiếu khi trồng cây công trình cảnh quan. Nhưng để có một thảm cỏ xanh đẹp không phải chuyện dễ dàng và một sớm một chiều.

Sau đây là một vấn đề bạn nên quan tâm trước khi chọn thảm cỏ trồng cây công trình.

1. Sân vườn có nhiều nắng không?

Ánh nắng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và vẻ đẹp của thảm cỏ công trình. Xác định sân vườn nhiều nắng hay không giúp lựa chọn loại cỏ thích hợp cho sân vườn. Nếu khu vực bạn định trồng cỏ thiếu nắng thì không nên trồng cỏ nhung nhật, cỏ lông heo, mà nên trồng cỏ lá gừng.

2. Xử lý đất mặt nơi trồng cỏ

Trước khi trồng cỏ phải tiến hành xử lý đất trồng, cách tốt nhất là nên cào xới lớp đất mặt lên và bón phân lót để tạo điều kiện sinh trưởng và phát triển, đồng thời giúp cỏ bắt rễ tốt và dễ sống hơn. Nếu bề mặt đất trồng chưa đúng với “dáng dấp” của bản thiết kế về độ cao, độ bằng phẳng thì nên tạo độ phẳng, gồ, cao thấp cho đất trước.

Thảm cỏ công trình cảnh quan đẹp và cách chăm sóc

>> Xem ngay: 6 cây công trình có hoa đẹp tuổi thọ cao càng già càng có giá trị

3. Chọn đúng loại cỏ

Chọn giống cỏ công trình nào dựa trên rất nhiều yếu tố khác nhau.

  • Khí hậu, thời tiết: đa số cỏ thích nghi khí hậu khá tốt, tuy nhiên nhiều loại cỏ “kén” khí hậu, chỉ phát triển được ở nơi có khí hậu phù hợp.
  • Vị trí trồng cỏ: khu vực bên nhà thường sử dụng làm lối đi dạo, ở giữa lát đá có thể trồng cỏ lông heo hoặc cỏ lá gừng 2 bên.
  • Diện tích sân vườn: đối với biệt thự sân vườn rộng rãi thì có thể tạo cả đồi cỏ, hồ nước cho khung cảnh thêm sinh động phủ những loại cỏ mịn màng như cỏ nhung, cỏ lông heo trải dài đến tận bờ hồ và kết thúc với một mảng lớn cỏ đậu phộng, hoặc cỏ xuyến chi.
  • Phong cách sân vườn: lựa chọn cỏ trồng theo phong cách sân vườn sẽ làm nổi bật, khiến tổng thể sân vườn là một khối thống nhất đẹp mắt. Ngược lại, nếu chọn giống cỏ công trình không phù hợp có thể phá vỡ phong cách. Ví dụ với sân nhà hiện đại có thể sử dụng gạch lát kết hợp cỏ nhung nhật hoặc cỏ lông heo.

4. Chăm sóc thảm cỏ công trình

Dù bạn trồng thảm cỏ công trình nào cũng cần phải chăm sóc mới có được vẻ đẹp mong muốn. Dù cỏ dễ trồng, dễ phát triển nhưng vẫn cần tới bàn tay chăm chút của con người. Sau đây là hướng dẫn cách chăm sóc thảm cỏ công trình

4.1 Cách chăm sóc thảm cỏ công trình mới trồng tháng đầu tiên

Thảm cỏ công trình mới trồng tháng đầu tiên cần cung cấp đủ độ ẩm nên phải tưới thường xuyên, khai thông những nơi bị đọng nước để tránh cỏ úng và tưới bổ sung những nơi cỏ trồng tạo đồi cao.

Thảm cỏ công trình mới trồng tháng đầu tiên cần cung cấp đủ độ ẩm nên phải tưới thường xuyên

Bón phân cung cấp các chất dinh dưỡng cho thảm cỏ vào tháng đầu tiên, bạn cần quan tâm đến 3 mốc thời gian sau:

  • 5 ngày sau khi trồng, cần bón 2kg DAP/100m2
  • 15 ngày sau khi trồng bón 3kg DAP/100m2
  • 30 ngày sau khi trồng bón 2kg NPK 16-16-8 và 1kg bánh dầu/100m2

Bên cạnh đó, cần làm sạch cỏ dại 2-3 lần trong tháng đầu tiên, sao cho không còn thấy cỏ dại nữa.

>> Xem thêm: Top 10 loại cây công trình xanh quanh năm tạo mảng xanh lớn

4.2 Cách chăm sóc thảm cỏ công trình vào những tháng tiếp theo

  • Tưới nước: Luôn giữ độ ẩm trong đất, độ dày của đất ít nhất là 3cm. Khai thông đường thoát nước khi mưa nhiều không để cỏ bị úng quá 24 giờ.
  • Bón phân: Mỗi tháng cần bón 2kg DAP/100m2. Nếu thấy cỏ xanh đậm quá thì thay DAP bằng NPK (16-16-8). Nếu cỏ chưa được mướt thì bón thêm 1 kg bánh dầu/100m2. Vài năm sau cần bón thêm phân hữu cơ và vi sinh định kỳ, nhiều ít tùy thực tế thảm cỏ.

Lưu ý phải làm sạch cỏ dại trung bình 20 – 30 ngày 1 lần cùng với quá trình cắt tỉa để duy trì độ đẹp của thảm cỏ sân vườn, khi cắt cần chừa lại khoảng 1-1,5cm.

4.3 Một số sâu bệnh thường gặp đối với cỏ sân vườn

Thảm cỏ công trình sinh trưởng tốt nhưng không có nghĩa là không bị sâu bệnh tấn công. Ngược lại, cỏ thường bị tấn công bởi các loại sâu có thể là do thiếu hoặc thừa các chất dinh dưỡng làm độ pH đất không ổn định, thời tiết thay đổi, hệ thống thoát nước kém… Nhiều loại cỏ bị nhiễm bệnh do điều kiện thời tiết thay đổi – đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thảm cỏ trồng cây công trình bị sâu bệnh tấn công.

Rầy, sâu ăn lá, sâu đất trùng trắng…. cũng là những sâu bệnh thường gặp trên thảm cỏ. Bạn có thể sử dụng Bassa trị rầy, Fenbis trị sâu ăn lá, Vibasu 10H trị trùng trắng, sâu đất, sâu đụt thân, dế, kiến… Với liều lượng và cách sử dụng hãy theo sự hướng dẫn trên nhãn thuốc hay bao bì.

Thảm cỏ công trình cảnh quan đẹp và cách chăm sóc

5. Top giống cỏ trồng công trình được trồng phổ biến

Ngày nay có rất nhiều lựa chọn thảm cỏ trồng cây công trình chịu được khắc nghiệt của thời tiết. Tuy nhiên loại cỏ thông dụng nhất, mang lại nhiều giá trị thẩm mỹ cho sân vườn của gia chủ nhất vẫn là các loại dưới đây.

5.1 Cỏ nhật trồng sân vườn

Cỏ Nhật dễ trồng có thân mềm, nhỏ ngắn và dẻo dai hơn rất nhiều so với các loại cỏ thông thường, thích hợp với điều kiện tự nhiên lạnh, khan hiếm nước và ánh sáng tốt, phù hợp với khí hậu mùa hè nước ta, độ sinh sôi nảy nở nhanh chỉ trong vài tuần. Cỏ Nhật có khả năng kháng sâu bệnh tốt, ít công chăm sóc và mang lại tính thẩm mỹ cao.

>> Bạn nên xem: Những thảm hoa công trình đẹp quanh năm

5.2 Cỏ lông heo

Cỏ lông heo có thân nhỏ, ngắn và bò sát đất, sở hữu chiếc lá sole mọc thành 2 dãy thành với độ dài thân 5 -10cm, tốc độ sinh trưởng nhanh chóng chỉ trong vài ngày. Tuy nhiên, điểm hạn chế của cỏ lông heo là khả năng ra hoa nhanh nên không giữ được giá trị thẩm mỹ cao. Chính vì vậy, gia chủ cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi trồng và lựa chọn thời điểm phù hợp cho cỏ lông heo phát triển.

Thảm cỏ công trình cảnh quan đẹp và cách chăm sóc

5.3 Cỏ lá gừng

Cỏ lá gừng có tên gọi khác là cỏ lá tre do có đặc điểm lá nhỏ dài, thân lát cắt nhẵn hình bầu dục đốt có lông. Đồng thời thích hợp ở thời tiết nắng gắt, có ánh sáng cao và chịu được khí hậkhắc nghiệt. Cỏ lá gừng có thể trồng ở bất cứ nơi đâu, dùng làm giải phân cách, lề đường hoặc các quán cà phê, không gian sân vườn rộng.

5.4 Cỏ lá đậu phộng

Cỏ lá đậu phộng sở hữu vẻ đẹp, sặc sỡ của màu vàng tươi thắm làm nổi bật lên cảnh quan sân vườn và khuôn viên thư giãn của gia chủ. Khách hàng có thể giảm thiểu công sức, thời gian tưới tiêu bởi khả năng thích ứng tốt, rễ phát triển khoẻ và khả năng sinh trưởng nhanh.

Đặc biệt, cỏ lá đậu phộng góp phần rất lớn vào quá trình cải tạo và chăm sóc đất, khả năng bám sâu giúp hạn chế tình trạng xói mòn, sạt lở, bảo vệ hệ sinh thái.

5.5 Cỏ xuyến chi

Cỏ xuyến chi là cây tiểu cảnh sân vườn lá to, xẻ thuỳ sâu và có màu xanh đậm hình răng cưa, ưa thời tiết nắng nóng, nhiều ánh sáng hoặc bụi rậm bán phần. Giống cỏ trồng công trình này thích hợp với khí hậu mọi miền của đất nước ta từ bồn cây, chậu cảnh hay các khuôn viên của công viên, phố đi bộ… Những thảm cỏ hoa xuyên chi trải dài nối tiếp nhau cùng màu hoa vàng rực rỡ khiến cho khung cảnh sống động và hài hoà hơn.

Nếu bạn chưa biết nên lựa chọn giống cỏ trồng công trình nào phù hợp với cảnh quan của mình thì hãy liên hệ Vườn Hưng Thịnh. Tại đây có nhiều cây tốt cùng chính sách tư vấn cách chăm sóc thảm cỏ công trình tận tâm.

NHÀ VƯỜN HƯNG THỊNH


Blog tại WordPress.com.

Tạo trang giống vầy với WordPress.com
Tham gia